Warning: is_dir(): open_basedir restriction in effect. File(/home/gocnhin/domains/gocnhin.life/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/themes/default) is not within the allowed path(s): (/tmp:/home/glife.com.vn/) in /home/glife.com.vn/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Form.php on line 140
Đừng để sự im lặng thành tội ác - Gocnhin.life - Góc nhìn toàn cảnh

“Thế giới trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của những kẻ xấu, mà vì sự im lặng của những người tốt”. – Napoléon Bonaparte

Đọc câu này xong, có lẽ nhiều ba mẹ sẽ phản đối “Nói thì dễ lắm, nhưng lỡ lên tiếng lại thiệt vào thân thì sao? Tôi muốn con được an toàn. Thế giới để tính sau.”

Nỗi sợ con “thiệt thân” của ba mẹ là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, ba mẹ có chắc rằng lên tiếng là thiệt thân còn im lặng là an toàn? Hãy cùng phân tích một số hệ quả của việc im lặng để chúng ta cùng suy xét nhé.

1. Im lặng là đồng ý

Bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần im lặng là con sẽ giữ mình ở vị trí trung dung, không liên quan, không biết. Nhưng sự thật không phải vậy. Một khi đã ở trong tình huống đó, con có toàn bộ hiểu biết về sự việc và hậu quả. Việc biết mà vẫn im lặng là một tín hiệu để bên tạo ra vấn đề hiểu rằng con bằng lòng với tình hình hiện tại và họ có thể tiếp tục.

2. Im lặng làm nảy sinh thái độ gây hấn thụ động 

Sự bất bình không được bày tỏ thích hợp và đúng đối tượng sẽ dễ nảy sinh thái độ gây hấn thụ động. Ví dụ, trong trường hợp con bất bình với thầy cô nhưng không được nói ra, ngoài mặt con vẫn lễ phép vui vẻ với thầy cô nhưng sau lưng con tìm cách đặt điều, nói xấu. Thái độ gây hấn thụ động này có nhiều cấp độ, nhưng trên hết đây không phải là một thái độ lành mạnh và về lâu dài sẽ có hại cho sự phát triển nhân cách của con.

3. Im lặng làm tăng cảm giác cô độc 

Khi con không nói ra, con rất dễ có cảm giác mình cô độc, yếu thế, là nạn nhân duy nhất. Cảm giác này lại càng khiến con im lặng, không đi tìm sự giúp đỡ, và càng củng cố sự an toàn cho những người làm sai. Tuy nhiên, rất có thể nhiều người khác cũng có suy nghĩ như con. Chỉ cần nói với một người đáng tin và tìm thấy sự đồng tình là cảm giác cô độc này sẽ biến mất, thay vào đó là lòng tin và sức mạnh.

Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không dạy con “hữu dũng vô mưu”, nói ra bất chấp không màng hiểm nguy. Nhưng ba mẹ cũng cần hiểu rằng, “hiểm nguy” hay sự “thiệt thân” đôi khi không to lớn như chúng ta tưởng tượng. Sự an toàn đánh đổi bằng im lặng đôi khi không có thật, mà chính việc nói ra và thay đổi mới đem lại một môi trường an toàn dài lâu. Hãy giúp con mở rộng vùng dũng cảm ra từng ít một và rèn cho con bản lĩnh bảo vệ niềm tin của mình. Khi đó con sẽ hạnh phúc hơn, và thế giới sẽ tự nhiên tốt đẹp hơn một chút.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận