Warning: is_dir(): open_basedir restriction in effect. File(/home/gocnhin/domains/gocnhin.life/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/themes/default) is not within the allowed path(s): (/tmp:/home/glife.com.vn/) in /home/glife.com.vn/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Form.php on line 140
Văn hóa xếp hàng hình thành từ "sự thiếu thốn" - Gocnhin.life - Góc nhìn toàn cảnh

Bấy lâu nay, văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án gay gắt, sự chen lấn diễn ra trên khắp nẻo đường, con phố và dường như nó đã trở thành một thói quen. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi đối mặt với tai thiên, dịch bệnh… văn hóa ấy có vẻ như đang thay đổi tích cực hơn.

Nói đến văn hóa xếp hàng, người ta nghĩ ngay đến Nhật Bản, đất nước trải qua nhiều nguy cơ rình rập từ các ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là  trận động đất – sóng thần ập đến tàn phá, làm cúp điện toàn vùng Tohoku ngày 11/3/2011, nhìn hình ảnh người dân Nhật Bản xếp hàng mua xăng dầu về thắp đèn kéo dài hàng cây số. Trái ngược với hình ảnh đó thì ở đất nước chúng ta những cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, thậm chí cãi nhau, đánh nhau để tranh giành một quyền lợi nhỏ bé như miếng ăn, đồ khuyến mãi,… có khi chỉ đáng giá dăm ba nghìn vẫn diễn ra hàng ngày khiến người ta chua xót.

Từ góc nhìn người Nhật, xếp hàng không phải là nét văn hóa mà là một thói quen hình thành từ lúc còn bé.

Trong bốn năm trở lại đây, khi đại dịch Covid-19 tràn đến, thấm những khó khăn đã trải qua mỗi người dân Việt Nam chúng ta mới có vẻ như bắt đầu tạo dựng được thói quen “xếp hàng” đúng nghĩa.

Năm 2019, những thông tin và chính sách bắt buộc đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh, nhu cầu khẩu trang lên ngôi, giá cả đắt đỏ, cung không đủ cầu… người dân rối ren tìm nguồn cung, các nhà thuốc, cửa hàng cung cấp khẩu trang phân phối nhỏ lẻ, thói quen “xếp hàng” sơ khai bắt đầu hình thành.

Do lượng khách mua đông nên đơn vị phân phối đã quy định mỗi người chỉ được mua năm chiếc với giá 7.000 đồng/chiếc. Thói quen xếp hàng manh nha hình thành từ thói quen của sự thỏa thuận số đông.

Năm 2020, chính sách test Covid có tính chất bắt buộc của cơ quan quản lý nhà nước để đáp ứng các điều kiện của hoạt động lưu thông, cũng bắt đầu xu hướng mới tạo điều kiện cho “xếp hàng nâng cao”, có thể nói năm 2020 và giữa năm 2021 số lượng dân cư test Covid ít nhất một lần chiếm đến 95% dân số trong khi số lượng nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ này quá ít vào thời gian này.

Năm 2021, khi triển khai tiêm vacxin ngừa Covid 19 bắt đầu, với sự khan hiếm vắc xin và nỗi lo sợ nhiễm bệnh, người dân một lần nữa đổ xô tới các điểm tiêm chủng không kiểm soát, nhưng với nỗi lo nhiễm chéo, người dân bắt đầu có xu hướng xếp hàng ngăn nắp hơn.

Trong mặt trái của những khó khăn, đối mặt với sự khủng hoảng chung, thì ý thức cộng đồng lại hình thành, những thói quen tưởng chừng như khó sửa không ai chịu thay đổi ấy lại đang dần dần được tuân thủ một cách bình thường nhất.

Tuy nhiên để đảm bảo được sự triệt để lâu dài về thói quen, ý thức đó cần sự chỉn chu hơn từ các giải pháp của chính quyền, sự dạy dỗ của phụ huynh, nhà trường tới con trẻ. Hình thành thói quen từ nhỏ của trẻ giúp tạo nên tính cách tốt, đảm bảo sự trật tự xã hội chung, nét văn hóa chung của người dân Việt Nam.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận