Warning: is_dir(): open_basedir restriction in effect. File(/home/gocnhin/domains/gocnhin.life/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/themes/default) is not within the allowed path(s): (/tmp:/home/glife.com.vn/) in /home/glife.com.vn/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Form.php on line 140
Thánh địa Mỹ Sơn - Những bí ẩn ít được biết đến - Gocnhin.life - Góc nhìn toàn cảnh

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70 km và Hội An 40 km. Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa thời xưa. Năm 1999, khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích này.

Theo thời gian, thánh địa Mỹ Sơn càng khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, đầy bí ẩn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây gồm 70 công trình đền tháp được chia thành nhiều cụm và xây dựng theo cùng một nguyên tắc.

Khi đến nơi, đập vào mắt chúng tôi là hàng chục ngôi đền tháp đỏ rực như lửa, cao hàng chục mét vươn lên giữa rừng già chằng chịt những rễ cây lộ thiên như những mạch máu. Điều đặc biệt hơn nữa, những bức tường của các đền tháp Champa đều không bị rêu phong, đen sạm bởi sương gió. Chỉ có một màu đỏ và đỏ rực như lửa.

Tại sao có sự kỳ lạ như vậy? Đền tháp Champa xây bằng gạch được nung từ trước hay dùng gạch chưa nung để xây? Nếu dùng gạch đã nung để xây thì liệu dùng keo dầu rái có thể xếp được các viên gạch thành một tòa tháp với kiến trúc rất tinh vi và phức tạp? Nếu dùng gạch chưa nung thì làm sao để tạo ra vòm bằng sa thạch khi các trụ đứng bằng thứ đất sét yếu ớt, khó có thể chống đỡ sức tan chảy của chính nó bởi ngọn lửa khổng lồ đang nung “chín” toàn bộ ngôi đền tháp? Nếu xây đền tháp Champa bằng vật liệu đất chưa nung thì chắc chắn không thể tạo ra vòm sa thạch, thân tháp sẽ yếu và dễ sụp đổ. Phải chăng người Chăm xưa đã sử dụng đến sức mạnh của thần linh để tạc nên những hình khối?

Nghi hoặc về điều này, chúng tôi được một hướng dẫn viên cho biết: “Những viên gạch Chăm không bao giờ bị rêu phong, đen sạm bởi sương gió, ngoại trừ bị vỡ, bị tách biệt khỏi môi trường kiến trúc tự nhiên. Nếu trùng tu bằng gạch hiện đại sẽ xảy ra hiện tượng gạch bị rêu mốc bề mặt, nhiều viên gạch bị bạc màu do quá trình muối hóa”. Hướng dẫn viên cũng cho biết thêm: “Sự lãng quên của con người khiến Khu di tích Mỹ Sơn bị ngủ quên giữa rừng già như di sản Angkor của đất nước Campuchia. Tuy nhiên, sau khi được “tái phát hiện”, “tái phục hồi” và đã trở thành Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1999, ước tính mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt du khách quốc tế và nội địa đến tham quan khu di tích “có một không hai” này của thế giới. Ngoài lý do là khu di tích tôn giáo đặc biệt, gắn liền với lịch sử thăng trầm của một vương quốc cổ, Mỹ Sơn sở dĩ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới cũng do những bí ẩn xung quanh việc xây dựng các đền tháp Champa”.

Quả thật không hiểu người Chăm xưa đã làm cách gì để tạo ra những ngôi đền tháp cao hàng chục mét kỳ vĩ giữa đất trời như vậy, khi chất kết dính những viên gạch vẫn chưa có câu kết luận cuối cùng. Điều đó khiến chúng tôi có cảm giác muốn khám phá từng đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn đến rạo rực. Cũng như các du khách khác, chúng tôi hồ hởi chụp từng viên gạch vỡ, từng bức tường gạch, từng bức phù điêu bên ngoài đền tháp… Sau đó, chúng tôi vào sâu bên trong hơn để ngắm nhìn những linga, những yoni, những bức tượng Chăm, những lỗ thông phong một cách say sưa. Bởi ai đứng dưới chân một “tháp ngà” đầy bí ẩn lại không muốn thử kiến giải theo cách của riêng mình.

Theo tin chúng tôi tìm hiểu được, vào năm 2003, một người thợ thủ công ở Quảng Nam tên Lê Văn Chỉnh đã sử dụng kỹ thuật mài chập để xây một đền tháp Champa tại nhà hàng ẩm thực Apsara Đà Nẵng với tham vọng lý giải các bí ẩn của đền tháp Champa. Đến ngày 1-10-2006, Trung tâm Quản lý di tích – di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: Các nhà khoa học của Đại học Milan (Italia) khi đang trùng tu nhóm tháp G – thuộc di tích Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây các đền tháp Champa. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, theo anh Lê Việt Thắng, các nhà nghiên cứu này cũng phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa có trong gạch sử dụng để xây đền tháp Champa. Tuy nhiên, vào năm 2008, động tác trả lại cụm tháp Khương Mỹ (Quảng Nam) của Viện Công nghệ vật liệu xây dựng vì không thể xử lý được vật liệu và phương pháp trùng tu tương đồng với nguyên bản, gần như đặt một dấu chấm hết cho công cuộc giải mã viên gạch Chăm, sau hơn nửa thế kỷ tìm kiếm…

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận